Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

ĐẤT ĐỒI NÚI NÊN TRỒNG CÂY GÌ CHO HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO
Từ trước đến nay thường có nhiều người gửi Mail về Website của chúng tôi hỏi: “Có thể cho chúng tôi biết đồi phù hợp với loại cây gì không?”. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn về loại đất đồi này như sau:

Đất đồi núi Việt Nam

Toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam có diệ n tích tự nhiên là 32.924.061 ha, thì có tới khoảng 3/4 diện tích là đất đồi núi. Đất đồi núi có mặt trên 41 tỉnh thành của Việt Nam, mặc dù dân cư hiện nay sống ở vùng này chỉ chiếm khoảng 1/3 so với toàn quốc.

đất đồi


Vùng đồi núi Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá của nền sản xuất nông lâm nghiệp, mà còn có vị trí xung yếu trong an ninh quốc phòng của đất nước.

Đặc điểm thuận lợi của đất vùng đồi núi Việt Nam là rất đa dạng về các loại hình thổ nhưỡng và phong phú về khả năng sử dụng. Nhưng trở ngại nổi bật là do địa hình chia cắt, dốc dễ bị thoái hoa đã kéo theo hàng loạt các vấn đề như kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống thấp kém...Có thể nói đây là vùng còn khó khăn nhất đất nước hiện nay.

Tùy nhiên, do vị trí quan trọng của nó và đây là nguồn tài nguyên , là hướng m ở rộng cho phát triển nông lâm nghiệp của đất nước, cho nên chúng ta cần nắm chắc được quỹ đất đai của vùng này. Trên cơ sở đó định hướng quy hoạch sử dụng cho có hiệu quả và lâu bền.
Loại đất đồi núi thích hợp trồng loại cây gì nhất.

1. Đất feralit


- Loại đất này thích hợp trồng với các loại cây công nghiệp như cà phê, keo, trám ghép, tai chua, xoan, luồng, luồng... có thể trồng xen canh cây gừng hoặc sả để tăng thêm thu nhập. Với những loại cây công nghiệp nên trồng theo băng, mỗi băng chỉ trồng 1 đến 2 hàng cây với chiều rộng của băng vào khoảng 6 đến 10 mét. Mật độ trồng cây không nên trồng quá dày chỉ nên trồng khoảng 250 cây mỗi ha. Trồng các loại cây xen canh không chỉ giúp tăng năng suất mà còn hạn chế tối đa được công đi làm vệ sinh cỏ dại.

- Loại đất này thích hợp trồng cây ăn trái: Loại cây ăn trái thường hay được trồng là: Cam, bưởi, quýt, chanh, xoài...Loại cây này cũng mang lại hiệu quả cao và khá thích hợp vì bộ rễ cây ngắn, cây không chịu được úng thích hợp với đất vùng đồi núi. Song song đó thích hợp trồng các cây ngắn ngày như cây họ đậu vừa mang đến nhiều chất dinh dưỡng để phát triển cây lâu năm, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, lại vừa giúp cỏ dại không mọc được hơn nữa trồng cây họ đậu giúp giữ ẩm cho đất dễ dáng, đất cũng như chất dinh dưỡng không bị rửa trôi vào mỗi mùa mưa. Những loại cây ăn quả có múi trên rất thích hợp với loại đất này, loại đất không bị úng nước cũng như cho chất lượng quả ngọt. Cần bón phân đầy đủ để quả có thể to, ngon và nhìn đẹp mắt hơn.


đất đồi


Với loại đất màu mỡ nên trồng loại cây ăn quả, với loại đất quá bạc mầu mà không thể trồng cây ăn quả bạn nên nghĩ đến việc trồng cây keo. Cây keo đã có ở Việt Nam từ khá lâu đời, từ những năm 70. Hiện nay giống keo được lai tạo khá nhiều. Gỗ keo ngày nay cũng được sử dụng nhiều trong nghành mộc nên giá keo hiện nay đã cao hơn nhiều, rất phù hợp để phát triển kinh tế.

dat doi

Để trồng được loại cây thích hợp bạn cũng nên chú ý đến lượng tiêu thụ của cây, với những cây tiêu thụ hằng năm thì đầu ra luôn dễ dàng hơn. Mỗi loại cây có những cái lợi nhất định. Trồng loại cây nào cũng thế luôn đặt 4 yếu tố mà các cụ thường nói lên đầu “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đây là những yếu tố mà người làm nông lâm nào cũng cần phải thực hiện.

2. Đất mùn núi cao nên trồng cây gì?


Như đã nói ở trên loại đất mùn núi cao rất thích hợp với trồng rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ. Vừa có thể bảo vệ thiên nhiên lại vừa có thể làm giàu. Loại cây thường được trồng là: Cây dừa, cây sim rừng,...và các loại cây trồng lấy gỗ.

Hiện nay, việc trồng các loại cây ở đầu nguồn rất được chú trọng, chính bởi do hiện nay trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí nhiều, thiên tai hạn hán xảy ra quanh năm thêm vào đó rừng lại đang bị rất nhiều lâm tặc chặt phá. Khoảng chục năm lại đây các nhóm tuyên truyền bảo vệ rừng và trồng các loại cây đầu nguồn hoạt động mạnh mẽ với mong muốn tạo nên một đất nước không ô nhiễm cũng như hạn chế rủi do của thiên tai, bão lũ gây ra.

dat doi

Đối với vấn đề trồng cây ăn quả như cây dừa, hiện nay số lượng người tiêu thụ dừa rất nhiều nên trồng dừa là rất hợp lí, dừa là cây lâu năm ít phải thay trồng cây mới, quả dừa tốt cho sức khỏe, làm nước giải khát mùa hè, tắm cho trẻ con, chế biến thực phẩm, làm tinh dầu dừa.....Ai cũng ưa thích loại quả này, mỗi quả dừa hiện nay dao dộng khaongr 10 – 25 nghìn đồng. Nếu tính ra, loại cây này cũng thuộc loại mang đến giá trị kinh tế cao cho người dân.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề “ đất đồi núi phù hợp để trồng loại cây gì? ” rất mong câu trả lời đã làm các bạn hài lòng. Hãy gửi email cho chúng tôi nếu bạn có thắc mắc xung quanh về vấn đề này cũng như những câu hỏi liên quan đến việc trồng cây mà bạn đang băn khoăn nhé. Chúc các bạn thành công!

Đất đồi nên trồng cây gì

Đất vùng đồi núi được chia làm hai nhóm đất chính đó là: Đất feralit vùng núi thấp và đất mùn núi cao.
Đặc điểm chính của 2 loại đất đồi núi này như sau:

* Nhóm đất feralit vùng núi thấp

- Được hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên.
- Đất feralit có tính chua, nghèo mùn, nhiều sét.
- Đất Feralit thường có màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
- Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
- Thích hợp trồng cây công nghiệp

* Nhóm đất mùn núi cao

- Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
- Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
- Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
- Loại đất đồi núi thích hợp trồng loại cây gì nhất

Đất feralit vùng núi thấp

Loại đất feralit vùng núi thấp thích hợp nhất là trồng các loại cây công nghiệp lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao
như keo, cà phê, xoan, tai chua, luông vv. Với những vùng đất này bạn có thể trồng xen thêm những loại cây ngắn ngày như gừng, xả để tăng thêm thu nhập.

Cây công nghiệp lâu năm

Trồng keo trên đất feralit: Keo là một loại cây trồng điển hình trên đất feralit vùng đồi núi. Cây có khả năng sinh trưởng nhanh và mạnh. Keo chống chịu tốt trong điều kiện khô hạn kéo dài nên là loại cây trồng được nhiều người chọn trồng trên đất đồi núi thấp. Trồng loại cây này không những giúp cải tạo đất đồi, chống xói mòn mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao do thân được dùng làm giấy và sản xuất gỗ mỹ nghệ.

dat doi

Trồng cà phê trên đất feralit: Cây là phê là loại cây công nghiệp lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Do cây có bộ rễ lớn được chia làm nhiều loại rễ cọc, rễ trụ, rễ ngang và rễ tơ. Bộ rễ ăn sâu và phát triển theo độ dài tán lá. Khả năng chịu hạn của cây cà phê cũng tương đối cao. Điều kiện trồng rất thích hợp để trồng trên đất đồi núi feralit. Một số vùng trồng cây cà phê nhiều có thể kể đến vùng Tây Nguyên, Đaklak.

Ngoài việc trồng cà phê làm cây chủ lực thì loại cây này cũng phù hợp trồng xen với một số loại cây ngắn ngày như gừng, xả, hoặc một số loại cây ăn quả có sức chịu khô hạn tốt như quýt, cam,...

Chú ý: Với những loại cây công nghiệp nên trồng theo băng, mỗi băng chỉ trồng 1 đến 2 hàng cây với chiều rộng của băng vào khoảng 6 đến 10 mét. Mật độ trồng cây không nên trồng quá dày chỉ nên trồng khoảng 250 cây mỗi ha. Trồng các loại cây xen canh không chỉ giúp tăng năng suất mà còn hạn chế tối đa được công đi làm vệ sinh cỏ dại.

Cây ăn quả và cây ngắn ngày

Sau thời gian dài trồng các giống cây ăn quả thì theo kinh nghiệm của nhiều nông dân các loại cây ăn quả thường được trồng là cây họ có múi như quýt, cam, chanh, các nhóm cây chịu hạn tốt như mía và xoài...

Đặc điểm của những loại cây có múi là có thể trồng được ở nhiều loại đất từ đất phù sa, đất đồi mới khai hoang cho đến đất thung lũng.
dat doi

Với việc trồng các loại cây có múi trên đất đồi bạn nên đầu tư thêm hệ thống tưới tiêu nước để chủ động tưới cho đất. Do có bộ rễ tương đối ngắn, cây không chịu được ngập úng nên khá thích hợp trồng với vùng đất đồi núi. Loại đất không bị úng nước cũng như có nhiều khoáng chất trong đất giúp quả ngon và ngọt hơn. Hiện nay vùng đồi núi trồng cam, bưởi nổi tiếng phải kể đến vùng Hòa Bình, Yên Bái...

Các loại cây ngắn ngày

Bên cạnh việc trồng loại cây ăn quả cho vùng đất đồi bạn cũng có thể trồng xen canh với một số loại cây ngắn ngày như đậu, vừng, lạc vừa giúp mang đến độ dinh dưỡng cho đất vừa tăng thêm thu nhập kinh tế và hạn chế được cỏ dại.

Chú ý: Vói việc trồng cây ăn quả và cây ngăn ngày bạn cần thường xuyên cải tạo đất, giảm độ chua, hạn hán và rửa trôi đất.

Đất mùn núi cao nên trồng cây gì tốt nhất

Loại đất mùn này nằm ở những nơi có độ cao tuyệt đối 900m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao càng tăng thì nhiệt độ lại càng giảm và độ ẩm cũng tăng nên tạo điều kiện tích lũy mùn. Đất mùn núi cao có tâng dất dày 0,6 cho đến 1,5m thành phần cơ giới trung bình-nhẹ.

Với loại đất mùn núi cao này thích hợp nhất vẫn là trồng cây phòng hộ đầu nguồn và những loài cây lấy gỗ to.

Một số loại cây điển hình trồng rừng phòng hộ có thể kể đến như dừa, hồi, quế, thông, phi lao, luồng, xoan... Những loại cây này có bộ thân gỗ to khỏe, Tán lá phát triển mạnh, rễ phát triển mạnh và có khả năng giữ nước tốt.

Trồng luồng trên đất mùn núi cao: Đây là loại cây thân gỗ lâu năm thích hợp với loại đất mùn núi cao.Cây phát triển mạnh cho bộ tán lá to và bộ rễ sâu nên chịu khô hạn rất tốt. Luồng ưa thời tiết nóng ẩm nhiệt độ trung bình từ 22- 26 độ C. Trồng luồng sau 6 năm có thể cho khai thác gỗ. Không những thế luồng còn giúp giữ đất không bị sạt lở hay xói mòn.

Trồng cây xoan trên đất mùn núi cao: Xoan là loại cây dễ tính, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh trên nhiều loại đất và môi trường khác nhau trong đó có đất mùn núi cao. Cây xoan cho tán cao cành lá phát triển và đặc biệt là cho thời gian khai thác ngắn hơn các loại cây khác.

Trồng xen một số loại cây ngắn ngày

Đất mùn núi cao có thể trồng một số loại cây ăn quả khác như điều, dừa. Điều bạn có thể trồng xen với rừng phòng hộ, dừa trồng hiện nay số lượng tiêu thụ khá nhiều nên trông dừa là việc làm khá hợp lý. Dừa là cây lâu năm ít phải thay trồng cây mới, quả dừa tốt cho sức khỏe, làm nước giải khát mùa hè, tắm cho trẻ con, chế biến thực phẩm, làm tinh dầu dừa...

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề “đất đồi núi phù hợp để trồng loại cây gì?” rất mong câu trả lời đã làm các bạn hài lòng. Hãy gửi email cho chúng tôi nếu bạn có thắc mắc xung quanh về vấn đề này cũng như những câu hỏi liên quan đến việc trồng cây mà bạn đang băn khoăn nhé. Chúc các bạn thành công !

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cam V2 hiệu quả kinh tế cao

1. Chuẩn bị đất và trồng hàng rào chắn gió

+ Chọn địa điểm làm vườn: Xa các vườn cây ăn quả có múi đã bị nhiễm bệnh virus hoặc tương tự virus, bệnh vi khuẩn như bệnh loét.

Không trồng trên các vườn đã trồng cây ăn quả có múi cũ đã có triệu chứng tiền nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm như Phytophthora.
Không nên trồng trên các vùng quá khô hạn, xa nguồn nước tưới hoặc nơi đất trũng, khó thoát nước.

Vùng trồng thích hợp có thể từ cao nguyên Trung bộ từ Bảo Lộc ra Bắc.

+ Vệ sinh đồng ruộng: Chặt bỏ các cây có múi bị bệnh virus hoặc tương tự virus ở vùng xung quanh.

Giải phóng đất sớm trước khi trồng. Nếu là đất chu kì 2 nên trồng 2-3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất.

+ Tạo cách ly không gian với các vùng xung quanh để tránh các vectors lây nhiễm bệnh: Trồng hàng cây chắn gió, tốt nhất nên trồng bạch đàn, keo tai tượng, cao su... Hàng cây chắn gió có thể ngăn được một số loài sâu bệnh hại, vectors truyền bệnh và ngăn cản được những đợt gió mạnh và nóng đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ... làm giảm nhiệt độ và giảm thoát nước bề mặt khi gặp gió Tây Nam.

Cam v2

>> Mua giống Cam V2 tốt nhất đạt năng suất cao vui lòng liên hệ 0981.486.983

+ Thiết kế lô, thửa, xây dựng hệ thống chống xói mòn, hệ thống tưới và thoát nước.

+ Chọn cây ngắn ngày trồng xem thích hợp, nhất là cây họ đậu.

2. Thời vụ trồng

Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.

3. Mật độ

Mật độ trồng nên 4 x 5 m.

4. Kỹ thuật trồng

+ Đào hố và chuẩn bị phân bón: Ở các vùng núi và trung du, hố trồng cam có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước. Các vùng đồng bằng có mực nước ngầm thấp nên lên luống cao, tránh úng nước.

Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 - 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

Cam v2

+ Chăm sóc

Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.

Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước.

Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II…

Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo).

Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.

Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần nếu trời không mưa để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

Chống tái nhiễm bệnh: Thường xuyên thăm vườn, cắt cành hoặc chặt bỏ cành, cây có triệu chứng bệnh greening và các bệnh virus khác.

Phun thuốc trừ sâu nội hấp khi phát hiện rầy chổng cánh (Diaphorina citri) môi giới truyền bệnh greening và rệp aphid môi giới truyền bệnh Tristeza (chú ý các đợt lộc).

Phòng trừ tổng hợp các loại sâu bệnh: Trong vườn cây có múi nhiều loại sâu bệnh khác như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét, bệnh chảy gôm… Các loại sâu bệnh này chỉ có thể phòng trừ có hiệu quả bằng việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh đúng cách cho quả quanh năm
Hiện nay, bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: vị thanh, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng, dễ lột,...Không những thế kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh đơn giản nên mọi người có thể tự trồng và thu được hiệu quả tốt nhất.

Chuẩn bi
Giống: Chỉ nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo. Nên trồng cây bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng sinh phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ. Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.

 Kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh đúng cách sẽ cho năng suất cao nhất


>> Liên hệ mua giống bưởi da xanh năng suất cao 0981.486.983 Mr. Hợp Cây Giống

Đất: Cải tạo địa hình tương đối bằng phẳng, hơi cao ở giữa để thoát nước nhanh. Cần phân tích chất đất để có chế độ bón phân phù hợp, cân đối. Nơi nào đất trũng, thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa thì đắp mô cao lên 20 - 30 cm so với mực nước mưa và triều cường.
Nơi nào đất cao thì đào hố. Hố trồng đào tròn hoặc vuông 1,2m x 1,2m, sâu 30 cm. Đào sâu quá gặp tầng sinh phèn, cây bưởi khó sống. Mỗi hố trồng rải 5 - 6 kg vôi bột, 2 bao phân chuồng đã hoai trộn thêm tro trấu, xơ dừa, rơm rạ mục và phủ lên một lớp đất mỏng trước khi trồng.
Trồng và chăm sóc
Mật độ: Mỗi ha trồng khoảng 500 - 600 cây. Cây cách cây 4m; hàng cách hàng 4m. Đặt cây bưởi giống vào giữa hố, lấp đất phủ kín gốc, hơi lõm ở giữa để sau này bón thêm phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới, phủ quanh gốc các loại phân xanh, rơm rạ cho mát gốc.
Thời điểm trồng: tốt nhất là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Qua mùa mưa cây bưởi phát triển khá tốt nhờ nguồn nước trời. Lặt bỏ tất cả trái non trong năm đầu, năm thứ hai có thể chừa mỗi cây 1 trái, năm thứ ba giữ trái vừa phải; số trái giữ lại, tăng dần vào những năm sau.
Chăm sóc cây sau khi trồng
Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Tưới phân bón lá Lay-O,Combi-5,komix…và bón định kỳ thường xuyên 1-2 lần/tháng. Cắt tỉa tạo tán 50cm để cành cấp I, 30cm để cành cấp II và 20cm để cành cấp III. Tạo cho cây có bộ khung cành , tán rộng tốt cho quang hợp.
bưởi diễn
Thường xuyên chăm sóc, bón phân sẽ cho quả căng mọng, sai quả
Bón cho cây chưa có quả, trước mỗi đợt lộc bón một lần thường năm có 3 đợt lộc vào mùa xuân, hạ, thu. Khi cây có quả: bón 4 đợt/ năm. Thời kỳ sau thu hoạch quả, bón phân hữu cơ + lân  100%, đạm 20% vôi 100%. Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón đạm, ka li,ZinC. Thời kỳ hạn chế dụng quả giúp quả lớn nhanh bón đạm, kali, boron. Thời kỳ trước thu hoạch 1 tháng bón kali,sungar.
Phòng chống sâu bệnh
Sâu vẽ bùa: phá hoại mạnh ở thời kỳ cây còn nhỏ, chúng gây hại trên lá non, cành non, tạo vết thương cho cây, bệnh loét xâm nhập và phát triển, thời gian gây hại chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm. Phòng trừ: dùng thuốc Polytin 0.2%, slrespa 0.2%. Sâu đục thân cành: dùng thuốc  O fatox 0.1%, Symi sidin 0.2% phun và bơm vào lỗ sâu đục. Phòng trừ: Vệ sinh vườn, quét vôi gốc, bắt diệt xén tóc.
Bệnh thán thư: Thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm sử dụng một trong các loại thuốc sau (phun khi bệnh mới chớm): Mancozeb 80WP, Daconil 75WP, Antracol 70WP,… Bệnh loét lá và bệnh sẹo: gây hại trên cành, lá, quả: dùng Boocdo. Bệnh chảy gôm: dùng Boocdo, Benlat , Alliette.
Kích thích ra hoa, đậu trái
Bưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm. Do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây.
Thu hoạch
Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt. Bưởi da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng là loại cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp ở nhiều nơi.
Kỹ thuật trồng chăm sóc bưởi diễn năng suất cao
Bưởi diễn là loại cây dễ trồng nhưng để cho bưởi có năng suất cao thì ta cần áp dụng kỹ thuật trồng chăm sóc bưởi diễn theo đúng phương pháp. Dưới đây là những kinh nghiệm đúc kết lâu năm của rất nhiều nhà vườn tại chính gốc nơi tạo nên thương hiệu bưởi diễn kết hợp với khoa học kỹ thuật để có được những cây bưởi có năng suất cao.

bưởi diễn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi diễn

Để có được cây bưởi diễn tốt cho giá trị kinh tế cao chúng ta cần chú ý đến những yếu tố sau : Giống cây,  kỹ thuật trồng bưởi diễn, Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi diễn… Ngoài ra để cây sinh trưởng và phát triển tốt còn phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên như : Đất, khí hậu, nguồn nước cung cấp cho cây…

Cách trồng cây bưởi diễn

Trước khi trồng các bạn cần chú ý những yêu cầu sau:

– Cây bưởi diễn giống: Các bạn chú ý nên chọn những giống cây bưởi diễn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh tình trạng mua phải những cây bưởi diễn kém chất lượng khi thu hoạch chất lượng quả sẽ kém và đậu được ít quả. Tôi khuyên bạn nên mua cây bưởi diễn giống ở chính tại đất diễn để đảm bảo nguồn gốc bưởi diễn không bị pha tạp. Bạn có thể liên hệ qua số 0981.486.983 để có thể mua được giống bưởi diễn đạt chất lượng tốt nhất.


– Đất trồng: Đất có kết cấu xốp , giữ mùn, giữ màu và giữ các chất dinh dưỡng tốt, có khả năng thoát nước. Độ pH từ 5,5 đến 6,5 là thích hợp nhất. Tránh trồng cây ở những vùng đất trống có nhiều gió vì sẽ làm hoa bưởi rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả giảm. Biện pháp khắc phục : đối với những vườn riêng lẻ ngoài cánh đồng trống thì nên trồng xen các loại cây cản gió tốt.

– Mật độ khoảng cách giữa các cây: Tùy vào đất từng vùng là đất xấu hay đất tốt, thích hợp hay không thích hợp cho cây bưởi diễn mà ta có mật độ khoảng cách trồng khác nhau.

+ Nếu đất tốt điều kiện thâm canh cao bạn có thể trồng dày. Khoảng cách giữa các cây là 3 x 3,5 m, mật độ khoảng 35 cây/ sào bắc bộ. 

+ Nếu đất xấu : ta nên trồng thưa hơn. Khoảng cách giữa các cây là 5 x 6 m, mật độ khoảng 14 cây/ sào bắc bộ.

– Làm đất, đào hố: Cày bừa kĩ, làm sạch cỏ, lên luống cách nhau 4.5 – 5 m, rãnh rộng và sâu 30cm. 

+ Đối với đất tốt: Đào hố có kích thước 60x60x50cm

+ Đối với đất xấu: Đào hố có kích thước lớn hơn: 80x80x60cm

+ Nơi đất thấp thì phải đắp ụ cao từ 50 – 60 cm và có đường kính rộng 1m.

– Phân bón lót: để cho cây bưởi giống mới trồng phát triển bộ rễ và có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, chúng ta cần chú ý khâu bón lót trước khi trồng. 



Chú ý: Để hỗn hợp phân bón lót từ 20 – 30 ngày để phân chuồng có thể bay hơi, tránh tình trạng nóng rễ dẫn đến trột rễ. 


Quy trình trồng bưởi diễn

– Dùng cuốc moi hố đã bón phân lót được để từ 20 – 30 ngày, đất giữa hố phải lớn hơn bầu cây, cắt dây buộc bầu rồi sau đó đặt cây nhẹ nhàng xuống hố tránh làm vỡ bầu đất. 

– Để cây ở tư thế thẳng đứng sao cho mặt bầu cao bằng mặt ụ rồi sau đó lấp đất nén chặt xung quanh tán cây. Chú ý: không nén chặt quá và không nén ở phần gốc cây tránh làm đứt rễ .

– Sau đó,  lấy 3 cái cọc cắm chéo nhau để trống cho cây không bị siêu vẹo khi có gió to hoặc có con vật nào chạy qua. Dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc giúp giữ đổ ẩm cho đất.

– Sau khi trồng xong, tưới thật đẫm 1 lần. Các ngày sau mỗi ngày tưới 2 lần vào khoảng 9h sáng và 3 – 4h chiều mát. Chú ý không tưới vào sáng sớm khi trời vẫn còn sương và giữa trưa khi trời vẫn còn nắng ngắt. Có thể tùy vào thời tiết mà có lượng nước tưới phù hợp giúp rễ và lá phát triển tốt nhất.

– Quan sát quá trình phát triển của cây, nếu phát hiện có hiện tượng cây bị sâu bệnh thì còn có biện pháp khắc phục.

Cách chăm sóc cây bưởi diễn

Ngoài cung cấp lượng nước cần thiết cho cây chúng ta cũng cần phải đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho từng thời kì cây phát triển. Đặc biệt là thời kì khi cây ra hoa và cho quả. Hai thời kỳ đó cây cần rất nhiều lượng dinh dưỡng để ép hoa nở và nuôi quả. Chúng ta cần phải biết lượng phân bón thế nào là đủ để cây có thể phát triển tốt. Nếu ít quá thì cây sẽ không đủ dưỡng chất nuôi cây, khi đó hoa sẽ rụng và sẽ không đậu được quả. Nếu bón nhiều quá thì vừa tốn kém về kinh tế vừa làm bưởi bị ộp, khô và không mọng nước. Vậy bón phân thế nào là đúng? Theo kinh nghiệm của đúc kết từ nhiều đời trồng bưởi diễn tôi xin chia sẻ với mọi người như sau: 



– Đợt tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

– Đợt tháng 5: 30% đạm + 30% kali

– Đợt tháng 8: 30% đạm + 30% kali

–  Đợt tháng 11: 100% lân  + 100% vôi

Chú ý: Bón phân kết hợp làm sạch cỏ


Quy trình trồng bưởi diễn

– Dùng cuốc moi hố đã bón phân lót được để từ 20 – 30 ngày, đất giữa hố phải lớn hơn bầu cây, cắt dây buộc bầu rồi sau đó đặt cây nhẹ nhàng xuống hố tránh làm vỡ bầu đất. 

– Để cây ở tư thế thẳng đứng sao cho mặt bầu cao bằng mặt ụ rồi sau đó lấp đất nén chặt xung quanh tán cây. Chú ý: không nén chặt quá và không nén ở phần gốc cây tránh làm đứt rễ .

– Sau đó,  lấy 3 cái cọc cắm chéo nhau để trống cho cây không bị siêu vẹo khi có gió to hoặc có con vật nào chạy qua. Dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc giúp giữ đổ ẩm cho đất.

– Sau khi trồng xong, tưới thật đẫm 1 lần. Các ngày sau mỗi ngày tưới 2 lần vào khoảng 9h sáng và 3 – 4h chiều mát. Chú ý không tưới vào sáng sớm khi trời vẫn còn sương và giữa trưa khi trời vẫn còn nắng ngắt. Có thể tùy vào thời tiết mà có lượng nước tưới phù hợp giúp rễ và lá phát triển tốt nhất.

– Quan sát quá trình phát triển của cây, nếu phát hiện có hiện tượng cây bị sâu bệnh thì còn có biện pháp khắc phục.

Cách chăm sóc cây bưởi diễn

Ngoài cung cấp lượng nước cần thiết cho cây chúng ta cũng cần phải đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho từng thời kì cây phát triển. Đặc biệt là thời kì khi cây ra hoa và cho quả. Hai thời kỳ đó cây cần rất nhiều lượng dinh dưỡng để ép hoa nở và nuôi quả. Chúng ta cần phải biết lượng phân bón thế nào là đủ để cây có thể phát triển tốt. Nếu ít quá thì cây sẽ không đủ dưỡng chất nuôi cây, khi đó hoa sẽ rụng và sẽ không đậu được quả. Nếu bón nhiều quá thì vừa tốn kém về kinh tế vừa làm bưởi bị ộp, khô và không mọng nước. Vậy bón phân thế nào là đúng? Theo kinh nghiệm của đúc kết từ nhiều đời trồng bưởi diễn tôi xin chia sẻ với mọi người như sau: 


Thời gian bón phân vào các đợt: được chia làm 4 đợt 
– Đợt tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

– Đợt tháng 5: 30% đạm + 30% kali

– Đợt tháng 8: 30% đạm + 30% kali

–  Đợt tháng 11: 100% lân  + 100% vôi

Chú ý: Bón phân kết hợp làm sạch cỏ